Học Bằng Lái Xe Ô Tô B2 Uy Tín Giá Rẻ Bình Dương

Vì sao bạn nên chọn học bằng lái xe ô tô b2 Bình Dương của chúng tôi?, Vậy học bằng lái xe ô tô Bình Dương tôi sẽ đăng ký như thế nào ?

Những thói quen dễ gây hại cho phanh ô tô

 

Hệ thống phanh có chức năng giảm tốc độ và dừng xe theo mong muốn người lái. Có 2 cơ cấu phanh là phanh chính và phanh đỗ. Ngày nay, phanh ôtô được trang bị rất nhiều công nghệ hỗ trợ như chống bó cứng phanh ABS, phân bổ lực phanh… giúp quá trình phanh an toàn và hiệu quả hơn.

Các dạng hỏng thường gặp ở hệ thống phanh là phanh mất bám, phanh bị bó, không nhả, chân phanh hơi rung ngược lại bàn chân khi thao tác phanh, xe bị chệch hướng khi phanh, đặt chân phanh có cảm giác nặng hoặc “âm” chân, có tiếng kêu khi phanh, và cuối cùng hỏng các công nghệ hỗ trợ.

Nhung thoi quen de gay hai cho phanh oto hinh anh 1
 

Thói quen gây hại đầu tiên liên quan đến hệ thống phanh là kéo phanh tay sau khi về số P. Nhiều chủ xe có thói quen về P, tắt máy sau đó mới kéo phanh tay. Thói quen này về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tới tuổi thọ và độ bền của cơ cấu bánh răng cóc bên trong hộp số.

Trong hộp số tự động có một chốt đỗ mà nhiều người gọi là bánh răng cóc. Nó sẽ bám vào các ngàm giữ trên trục ra của hộp số, giúp bánh xe không lăn khi người điều khiển về số P. Vì đặc điểm nhỏ gọn chỉ bằng ngón tay, nếu bánh răng cóc phải chịu toàn bộ khối lượng của chiếc xe lâu ngày dẫn đến bị mài mòn. Thậm chí có thể bị phá vỡ nếu tác động mạnh.

Để giảm gánh nặng một phần cho cơ cấu bánh răng cóc, khi dừng đỗ xe người điều khiển nên làm theo quy trình đạp phanh chân, kéo phanh tay, sau đó về số P và tắt máy. Việc kéo phanh tay trước sẽ giúp bánh răng cóc bên trong hộp số được san sẻ rất nhiều áp lực.

Nhung thoi quen de gay hai cho phanh oto hinh anh 2
 

Theo một chuyên gia kinh doanh sửa chữa ôtô tại Việt Nam, tài xế cẩn thận có thể thêm một bước là về số N để đảm bảo xe không bị chồm lên. Cụ thể quy trình sẽ là đạp phanh chân, về N, kéo phanh tay, về P, và tắt máy. Vị chuyên gia còn nhấn mạnh rằng tắt máy là khâu cuối cùng, không nên tắt máy rồi mới kéo phanh tay như thói quen của nhiều người.

Thói quen tiếp theo là rà phanh khi đổ dốc hoặc xuống đèo. Việc rà phanh sẽ tạo ra nhiệt lượng lớn có thể gây cháy và cong vênh má phanh với phanh đĩa, hoặc trống phanh với phanh tang trống. Có thể dẫn đến tình trạng mất phanh, nguy hiểm đến tính mạng người ngồi bên trong xe.

Khi điều khiển đổ đèo hoặc xuống dốc, nên chuyển sang chế độ bán tự động với xe dùng hộp số tự động, chuyển về số thấp đối với số sàn. Tuân theo nguyên tắc 'lên số nào, xuống số đó'. Hệ thống truyền động sẽ hãm tốc độ xe lại, giảm áp lực cho hệ thống phanh.

Nhung thoi quen de gay hai cho phanh oto hinh anh 3

Nên thay thế dầu phanh định kỳ, nếu không thay dầu phanh dẫn đến hiện tượng dầu phanh sôi sớm khi làm việc, tạo ra các bọt khí khi làm việc trong hệ thống phanh, dẫn đến mất tính trợ lực, mất tác dụng. Theo vị chuyên gia, cần thay thế dầu phanh sau khi sử dụng 40.000 km hoặc 2 năm, tùy theo điều kiện nào đến trước.

Cuối cùng là không bảo dưỡng phanh thường xuyên. Một số chủ phương tiện có suy nghĩ là thay thế dầu bôi trơn đã là bảo dưỡng định kỳ mà quên đi các hạng mục khác.

Việc bảo dưỡng định kỳ phanh giúp loại bỏ những mạt bám trên bề mặt tiếp xúc, phát hiện lỗi trên hệ thống phanh, tránh nguy cơ má phanh bị kẹt, phanh không bám nhả theo đúng ý người lái, gây mất an toàn khi sử dụng.